Báo động thực trạng lừa đảo qua mạng xã hội

Thứ năm - 24/10/2024 23:26
Dưới tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bên cạnh những tác động tích cực tới sự phát triển chung của toàn nhân loại, tội phạm công nghệ cao cũng không ngừng gia tăng mạnh mẽ.
Ở Việt Nam, tội phạm mạng nổi lên ngày càng nhiều, đặc biệt là tội phạm lừa đảo qua mạng. Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tiếp tục có diễn biến phức tạp, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi như: Giả danh cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ cơ quan Nhà nước; lợi dụng quan hệ tình cảm; mua bán, trao đổi hàng hóa qua mạng; gửi tiền, quà từ nước ngoài về; gửi tin nhắn trúng thưởng, tuyển dụng nhân viên làm việc trực tuyến; thiết lập các trang mạng ngân hàng giả mạo để lấy dữ liệu thông tin khách hàng; sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản, giả mạo chứng từ để chuyển tiền, rút tiền, vay tiền,... 
Hàng năm, toàn quốc xảy ra khoảng 2.000 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, số tiền bị chiếm đoạt lên tới hàng ngàn tỉ đồng; có vụ số nạn nhân lên đến hàng chục ngàn người, có trường hợp một người bị chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng chỉ trong thời gian ngắn. 
Hiện nay, tại tỉnh Cao Bằng Công an đã xử lý 12 vụ lợi dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản. Từ đầu năm 2023 đến nay, Công an tỉnh phát hiện, thụ lý, giải quyết 12 vụ/5 đối tượng lợi dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản với số tiền thiệt hại hơn 20 tỷ đồng (nguồn: Báo Cao Bằng điện tử). Trong đó, đối tượng bị hại là phụ nữ, người cao tuổi, cán bộ, công chức Nhà nước, trong đó, đáng chú ý, thời gian gần đây, các đối tượng tội phạm trên không gian mạng còn tổ chức lôi kéo, dụ dỗ các em học sinh, sinh viên tham gia mua bán thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để sử dụng vào mục đích bất hợp pháp như rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... 
Đối tượng tiếp cận của tội phạm thường là các em học sinh THCS, THPT, sinh viên các trường trung cấp, đại học, cao đẳng đã được cấp Căn cước, chúng lôi kéo, dụ dỗ các em dùng Căn cước mở tài khoản ngân hàng, rồi mua lại tài khoản đó. 
Để giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, Sở Thông tin và Truyền thông đã phát động chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”.
Nội dung tuyên truyền trọng tâm trong chiến dịch là phổ biến tài liệu “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”, gồm 5 kỹ năng chính: Kỹ năng nhận biết; Kỹ năng phát hiện; Kỹ năng xử lý; Kỹ năng phòng tránh; Kỹ năng bảo vệ.

Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Việc tự bảo vệ bản thân trên không gian mạng là một hành trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự cảnh giác và nỗ lực liên tục. Mỗi người cần nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một người dùng an toàn và thông minh trên không gian mạng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO SỰ KIỆN
LIÊN KẾT
18
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay94
  • Tháng hiện tại83,154
  • Tổng lượt truy cập161,944
Logo
© 2021 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Số 073, tổ 1, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://truongtrungcapnghecaobang.edu.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây